Vị thế của hai quân đội Chiến_tranh_Thanh-Nhật

Nhật Bản

Những cải cách của Nhật Bản dưới thời Thiên hoàng Minh Trị đã cho phép Nhật Bản có lực lượng lục quân và hải quân thực sự hiện đại. Nhật Bản gửi rất nhiều sĩ quan hải quân ra nước ngoài huấn luyện, và ước lượng sức mạnh và chiến thuật tương đối của lục quân và hải quân châu Âu.

Hải quân Đế quốc Nhật Bản

Tham chiến chính
Hộ tống hạm
Matsushima (kỳ hạm)
Itsukushima
Hashidate
Naniwa
Takachiho
Yaeyama
Akitsushima
Yoshino
Izumi
Tuần dương hạm
Chiyoda
Thiết giáp hộ tống
Hiei
Kongō
Chiến hạm bọc thép
Fusō
Ito Sukeyuki là Tư lệnh Hạm đội liên hợp. Matsushima, kỳ hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong chiến tranh Trung-Nhật.

Hải quân Đế quốc Nhật Bản được xây dựng theo mẫu Hải quân Hoàng gia Anh, khi ấy là cường quốc hải quân hàng đầu thế giới. Các cố vấn người Anh được gửi đến Nhật Bản để huấn luyện, cố vấn và giáo dục về tổ chức hải quân. Đồng thời, các sinh viên Nhật được gửi đến Liên hiệp Anh để học và nghiên cứu Hải quân Hoàng gia Anh. Qua tập luyện và giảng dạy với các hướng dẫn viên của Anh, Nhật Bản đã xây dựng được một lực lượng hải quân rất thành thạo trong việc bắn đại bác và điều khiển tàu.[1]

Thời gian đầu chiến sự, Hải quân Đế quốc Nhật Bản bao gồm một hạm đội (mặc dù thiếu chủ lực hạm) có 12 chiến hạm hiện đại (Tuần dương hạm Izumi (Hòa Tuyền) được bổ sung trong thời gian chiến sự), một tuần dương hạm (Takao) (Cao Hùng), 22 thuyền phóng lôi, và rất nhiều thương hạm vũ trang và tàu thủy được chuyển thành tàu chiến.

Nhật Bản không đủ nguồn lực để có một chủ lực hạm và vì vậy phải lên kế hoạch triển khai học thuyết "Jeune École" (hạm đội nhỏ) với các tàu chiến nhỏ, chạy nhanh, đặc biệt là tuần dương hạm và tàu phóng lôi, chống lại các tàu chiến lớn.

Rất nhiều tàu chiến chính của Nhật được đóng tại các xưởng tàu của Anh và Pháp (8 chiếc ở Anh, 3 ở Pháp, và 2 ở Nhật) và 16 thuyền phóng lôi đã được đóng tại Pháp và tập hợp lại ở Nhật Bản.

Lục quân Đế quốc Nhật Bản

Chính quyền thời kỳ Minh Trị ban đầu xây dựng quân đội theo mẫu Lục quân Pháp. Các cố vấn Pháp đã được gửi đến Nhật theo hai phái đoàn quân sự (trong các năm 1872-18801884; đó được coi là các phái đoàn thứ hai và thứ ba, phái đoàn đầu tiên là dưới thời Mạc phủ Tokugawa). Chế độ nghĩa vụ quân sự toàn quốc được thực thi từ năm 1873 và quân đội nghĩa vụ kiểu phương Tây được hình thành; các kho vũ khí và trường quân sự cũng được xây dựng.

Năm 1886, Nhật Bản chuyển hướng theo Lục quân Đức, đặc biệt là Phổ như là nền tảng của lục quân. Học thuyết, hệ thống quân sự và cách tổ chức của nó được học tập chi tiết và ứng dụng vào lục quân Nhật. Năm 1885, Jakob Meckel, một cố vấn người Đức ứng dựng những phương pháp mới, ví dụ như tái tổ chức lại cấu trúc chỉ huy lục quân thành các sư đoàntrung đoàn, củng cố hậu cần, vận tải và công trình xây dựng của lục quân (bằng cách ấy tăng cường khả năng cơ động); và thành lập các trung đoàn pháo binhcông binh như những đơn vị độc lập.

Cho đến những năm 1890, Nhật Bản đã có một quân đội kiểu phương Tây hiện đại, chuyên nghiệp, được trang bị và cung cấp tương đối tốt. Các sĩ quan được du học nước ngoài và được đào tạo tốt về những chiếc lược và chiến thuật. Cho đến đầu cuộc chiến, Lục quân Đế quốc Nhật Bản có thể triển khai lực lượng 120.000 lính trong 2 tập đoàn quân và 5 sư đoàn.

Cơ cấu Lục quân Đế quốc Nhật Bản 1894-1895
Tập đoàn quân số 1
Sư đoàn địa phương số 3 (Nagoya)
Sư đoàn địa phương số 5 (Hiroshima)
Tập đoàn quân số 2
Sư đoàn địa phương số 1 (Tokyo)
Sư đoàn địa phương số 2 (Sendai)
Sư đoàn địa phương số 6 (Kumamoto)
Lực lượng dự bị
Sư đoàn địa phương số 4 (Osaka)
Lực lượng chiếm đóng Đài Loan
Sư đoàn cận vệ

Mãn Thanh

Mặc dù Quân đội Bắc Dương - Lục quân Bắc DươngHạm đội Bắc Dương – được trang bị tốt nhất và tượng trưng cho quân đội Thanh hiện đại, song tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng làm xói mòn sức mạnh quân đội. Các quan lại nhà Thanh biển thủ công quỹ một cách có hệ thống, thậm chí ngay cả trong giai đoạn chiến tranh. Kết quả là, Hạm đội Bắc Dương không có nổi một chủ lực hạm nào sau khi nó được thành lập vào năm 1868. Việc mua sắm vũ khí dừng lại vào năm 1891, khi ngân sách được chuyển sang xây dựng Di Hòa Viên ở Bắc Kinh. Hậu cần gặp khó khăn lớn do việc xây dựng tuyến đường sắt Mãn Châu đã bị đình lại. Sĩ khí của quân đội Thanh nói chung rất thấp vì thiếu lương và uy thế, việc sử dụng thuốc phiện, và lãnh đạo kém góp phần vào những cuộc rút chạy nhục nhã ví dụ như việc bỏ đồn Uy Hải Vệ được trang bị tốt và hoàn toàn có thể phòng ngự.

Lục quân Bắc Dương

Bài chi tiết: Lục quân Bắc Dương

Nhà Thanh không có lục quân quốc gia. Sau cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc, quân đội của nước đã bị chia cắt thành các quân đội Mãn Châu, Mông Cổ, Hồi HộtHán riêng, rồi được chia thành kiểu chỉ huy mang nặng tính độc lập địa phương. Trong chiến tranh, lực lượng tham chiến phía Thanh chủ yếu là Lục quân và Hạm đội Bắc Dương. Lời kêu gọi cứu viện từ quân đội Bắc Dương tới các quân đội khác hoàn toàn bị bỏ mặc vì vấn đề thù địch địa phương. Hoài quânAn Huy quân còn lớn hơn Lục quân Bắc Dương nhưng lại không tham chiến.

Hạm đội Bắc Dương

Hạm đội Bắc Dương là một trong bốn đội hải quân hiện đại cuối thời nhà Thanh. Hải quân nhận được nhiều sự hậu thuẫn của Lý Hồng Chương, Tổng đốc Trực Lệ. Hạm đội Bắc Dương là hạm đội thống trị Đông Á trước Chiến tranh Nhật-Thanh, được coi là "hàng đầu Á Châu" và "lớn thứ 8 thế giới" trong thập kỷ 1880. Tuy vậy, các con tàu không được duy trì thích đáng và kỷ luật rất kém.[2]

Định Viễn, kỳ hạm của Hạm đội Bắc DươngPháo hạm Trấn Viễn của Trung Quốc
Hạm đội Bắc Dương Bản mẫu:Lá cờiconLực lượng chính
Đại chiến hạmĐại chiến hạm Định Viễn (kỳ hạm), Đại chiến hạm Trấn Viễn
Thiết giáp hạmThiết giáp hạm Kinh Viễn, Thiết giáp hạm Lai Viễn
Hộ tống hạmHộ tống hạm Chí Viễn, Hộ tống hạm Tịnh Viễn
Tuần dương hạmPhóng lôi hạm (Torpedo Cruisers) Tế Viễn, Tuần dương hạm Quảng Bính, Tuần dương hạm Siêu Dũng, Tuần dương hạm Dương Uy
Tuần dương hạm ven biểnTuần dương hạm Bình Viễn
Hộ tống hạm hạng nhẹHộ tống hạm Quảng Giáp

khoảng 13 tàu phóng lôi, rất nhiều pháo hạm và thương hạm vũ trang